Cuộc thi trực tuyến “Cán bộ Công đoàn giỏi” năm 2024
Cập nhật lúc Thứ Tư, ngày 24 tháng 2 năm 2021 - 08:39 (GMT+7)
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

           Trong những năm qua, các cấp công đoàn tỉnh Tuyên Quang đã khắc phục khó khăn, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) vào tổ chức Công đoàn. Các cấp công đoàn trong tỉnh thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò và chức năng của tổ chức Công đoàn, chất lượng hoạt động của CĐCS từng bước được nâng lên, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong toàn tỉnh ngày càng lớn mạnh. Hoạt động công đoàn hướng mạnh về cơ sở, tập trung đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích, hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho CNVCLĐ; đồng hành cùng doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức đã tạo được sức lan tỏa, góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ có bản lĩnh chính trị, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác thi đua được đẩy mạnh và gắn với thực tế tại cơ sở. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh được tập trung thực hiện tốt, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thời gian qua cho thấy, các CĐCS đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, được đoàn viên, người lao động tin tưởng, gắn bó, được cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ghi nhận, ủng hộ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nơi làm việc cho cán bộ CĐCS và tạo điều kiện cho CĐCS hoạt động. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của CĐCS ở các loại hình chưa thực sự đồng đều, một số loại hình CĐCS trong các doanh nghiệp hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Mặt khác, những năm qua, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng lên; sự phát triển của các doanh nghiệp đã thu hút một lực lượng lao động lớn, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những phát triển tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên; đến nay có trên 1.860 doanh nghiệp đăng ký hoạt động; doanh nghiệp lớn có 20 doanh nghiệp (theo báo cáo của BHXH và Cục Thuế tỉnh). Tuy số lượng doanh nghiệp tăng song các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, sử dụng ít lao động hoặc sử dụng lao động trong gia đình, số lượng doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn chiếm 8,4% tổng số doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh.

 

Tọa đàm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ công đoàn, công đoàn bộ phận và CĐCS trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

LĐLĐ tỉnh tổ chức khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân lao động; triển khai thực hiện mô hình "Sức khỏe của bạn".

 

Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 157 CĐCS trong các doanh nghiệp khu vực sản xuất, kinh doanh, trong đó có 08 CĐCS doanh nghiệp Nhà nước, 144 CĐCS doanh nghiệp ngoài Nhà nước, 06 CĐCS doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tổng số đoàn viên là 13.628 đoàn viên (chiếm 34,5% số đoàn viên công đoàn toàn tỉnh). Kết quả xếp loại bình quân hằng năm của CĐCS doanh nghiệp: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên 61%, hoàn thành nhiệm vụ 38%, không hoàn thành nhiệm vụ 1%. Số cán bộ CĐCS doanh nghiệp có 157 Chủ tịch CĐCS; 27 Chủ tịch công đoàn bộ phận với 604 ủy viên Ban Chấp hành; 735 tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi nên việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng; mặt khác họ vừa phải làm việc chuyên môn theo hợp đồng lao động, vừa phải tham gia tổ chức các hoạt động công đoàn nên hiệu quả hoạt động hạn chế; một bộ phận cán bộ CĐCS chưa có kỹ năng hoạt động, chưa thật sự tâm huyết với công tác công đoàn, chưa phát huy hết trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp FDI chưa có tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, nên CĐCS ở khu vực này cũng gặp không ít khó khăn.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CĐCS trong các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, các cấp công đoàn trong tỉnh phải tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau:

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS; tổ chức các hoạt động công đoàn phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên và người lao động, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Tăng cường công tác vận động, thu hút người lao động bằng  những hoạt động, việc làm thiết thực, cụ thể để phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, xây dựng CĐCS vững mạnh, quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS. Đổi mới các hình thức tổ chức các phong trào thi đua ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, đổi mới phương thức hoạt động của uỷ ban kiểm tra CĐCS đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính công đoàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin, báo cáo giữa công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS.

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tích cực tuyên truyền, tư vấn pháp luật lao động và các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động; thực hiện có hiệu quả công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết và sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể đem lại quyền lợi tốt hơn cho người lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc tham gia xây dựng và giám sát, phối hợp tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; đối thoại, tổ chức hội nghị người lao động. Đổi mi hot động chăm lo cho đoàn viên, người lao động to s khác bit v quyn, li ích ca đoàn viên công đoàn với người lao động không phải là đoàn viên công đoàn để thu hút người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn; quan tâm tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao... để nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị cho đoàn viên và người lao động; đổi mới hình thức tuyên truyền vận động đoàn viên, người lao động phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Quan tâm, chỉ đạo, định hướng hoạt động, bố trí cán bộ, các điều kiện đảm bảo cho công tác nắm bắt xử lý thông tin dư luận xã hội trong đoàn viên, người lao động; nâng cao chất lượng công tác nắm bắt xử lý thông tin dư luận trong đoàn viên, người lao động. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công trong các doanh nghiệp; đổi mới nội dung và hình thức hoạt động nữ công, vận dụng sáng tạo phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” vào các loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế để phong trào thực sự đi vào chiều sâu và có chất lượng.

 

Nguyễn Thị Thu Thủy

Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh


In
Về đầu

Đang trực tuyến: 18 Lượt truy cập: 1.591.097