Chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Cập nhật lúc Thứ Tư, ngày 3 tháng 11 năm 2021 - 08:44 (GMT+7)
Tuyên Quang ra đời - Bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển của tỉnh

Tuyên Quang là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa; giữ vị trí chiến lược quan trọng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thuở dựng nước, Tuyên Quang là “phên dậu” vững chắc che chắn kinh thành Thăng Long. Sự ra đời tỉnh Tuyên Quang năm 1831 khẳng định vị thế, tầm vóc chiến lược của vùng đất nay; là bước ngoặt lịch sử trong tiến trình xây dựng và phát triển của tỉnh...

      Theo truyền thuyết và các thư tịch cổ, thời Hùng Vương, vùng đất Tuyên Quang thuộc bộ Vũ Định của nhà nước Văn Lang - vùng đất cổ “luôn luôn là phên dậu của Trung châu, cũng là nơi địa đầu quan yếu” của Tổ quốc.

Cồng Tây Môn thành nhà Mạc ở Tuyên Quang

      Tên gọi “Tuyên Quang” xuất hiện sớm nhất trong cổ thư ở nước ta là Sách “An Nam chí lược” của Lê Tắc Soạn, vào năm 1335. Sách viết: “Quy Hóa giang tự Vân Nam, Tuyên Quang thủy tự Đặc Ma đạo, Đà giang thủy tự Chàng Long, nhân danh yên” (có nghĩa: Nước sông Quy Hóa từ Vân Nam chảy về, nước sông Tuyên Quang từ đạo Đặc Ma chảy về, nước sông Đà từ Chàng Long chảy về...). Giả thiết, có thể thời điểm đó tên gọi Tuyên Quang bắt nguồn từ tên một con sông - sông Tuyên Quang (sông Lô ngày nay).

     Thời Lý, trong số 24 châu, lộ của cả nước đã xuất hiện một số châu mà địa bàn các châu ấy thuộc tỉnh Tuyên Quang ngày nay, như châu Vị Long (huyện Chiêm Hóa ngày nay), châu Đô Kim (huyện Hàm Yên ngày nay).

     Đầu thời Trần, địa danh Tuyên Quang xuất hiện với tư cách là một châu thuộc lộ Quốc Oai, sau đó được nâng lên thành lộ Tuyên Quang. Năm Quang Thái thứ 10 (1397), sau cải cách của Hồ Quý Ly, lộ Tuyên Quang được đặt làm trấn, gồm các huyện: Khoáng, Đương Đạo, Văn Yên (An), Bình Nguyên, Thu Vật, Đại Man, Dương, Át và Đáy Giang.

     Dưới thời Lê, Tuyên Quang có nhiều sự thay đổi về tên gọi (trấn Tuyên Quang, Thừa tuyên Tuyên Quang, xứ Tuyên Quang...) và địa giới hành chính.

     Năm 1802, triều Nguyễn được thiết lập. Tuyên Quang là một trấn, gồm 01 phủ là Yên Bình, 01 huyện là Phúc Yên và 05 châu là Đại Man, Thu Vật, Vị Xuyên, Là Lạc, Lục Yên.

      Năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cải cách bộ máy hành chính toàn quốc, chia định địa hạt từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh: Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn Tây, Quảng Yên, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng... Tại thời điểm này, Sách Đại Nam thực lục chính biên, chép: “Tân Mão, năm Minh Mệnh thứ 12, mùa đông, tháng 10, ngày mùng 1 làm lễ Đông hưởng...”. Đối chiếu theo dương lịch và âm lịch thì tháng 10 âm lịch năm Tân Mão đổi ra dương lịch bắt đầu từ ngày 4/11/1831 đến ngày 3/12/1831. Tỉnh Tuyên Quang lúc này có 1 phủ là Yên Bình, 1 huyện là Hàm Yên và 5 châu là: Vị Xuyên (gồm toàn bộ tỉnh Hà Giang hiện nay), Thu Vật (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ngày nay), Đại Man (huyện Chiêm Hóa, huyện Nà Hang, huyện Lâm Bình của tỉnh Tuyên Quang ngày nay), Lục Yên (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ngày nay), Bảo Lạc (huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng ngày nay).

     Như vậy, tên gọi Tuyên Quang xuất hiện từ thời Trần, như một đơn vị hành chính và tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, trước năm 1831, Tuyên Quang chưa được gọi là tỉnh mà chỉ là trấn, thừa tuyên, xứ... Từ năm 1831, Tuyên Quang mới chính thức trở thành một tỉnh trực thuộc triều đình phong kiến Việt Nam.

     Là một trong những tỉnh đã được các triều đại phong kiến nhiều lần khẳng định, xác lập là đơn vị hành chính thuộc trung ương trong lịch sử, đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Tuyên Quang đã có những thay đổi về địa giới hành chính, song dấu mốc năm 1831 - năm thành lập đơn vị hành chính chính thức tỉnh Tuyên với tư cách là một tỉnh của triều đình phong kiến Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt trong tiến trình lịch sử của Tuyên Quang. Đây là sự kiện quan trọng khẳng định sự phát triển về mọi mặt của vùng đất này với các tỉnh trong cả nước; khẳng định vị thế, tầm vóc của một vùng đất cổ, cốt yếu của quốc gia, đồng thời cũng mở ra một thời kỳ phát triển mới cùng những trang sử vẻ vang của Tuyên Quang.

 

Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh (Sưu tầm)

 


In
Về đầu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 95 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện nay, Công đoàn Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực để luôn là “điểm tựa” vững vàng cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước. - Ngày đăng: 08/08/2024
THƠ: MẦU XANH CÔNG ĐOÀN - Ngày đăng: 02/08/2024
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam - Ngày đăng: 12/06/2024
Quyết định về việc thành lập Ban Tổ chức Hội thao Công nhân viên chức lao động tỉnh Tuyên Quang năm 2024 - Ngày đăng: 24/04/2024
Kế hoạch Tổ chức Hội thao Công nhân viên chức lao động năm 2024 - Ngày đăng: 24/04/2024
Đường điện thắp sáng đường quê - Công trình chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 - Ngày đăng: 28/11/2023
Đại hội Công đoàn thành phố Tuyên Quang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã thành công tốt đẹp - Ngày đăng: 10/08/2023
Đại hội Công đoàn thành phố Tuyên Quang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra phiên thứ nhất - Ngày đăng: 10/08/2023
Về việc lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội, hội nghị Công đoàn các cấp - Ngày đăng: 28/04/2023
Tuyên Quang: Đại hội công đoàn đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ - Ngày đăng: 10/04/2023

Tổng số: 76 | Trang: 1 trên tổng số 8 trang  

Đang trực tuyến: 11 Lượt truy cập: 1.623.096