Hoạt động từ cơ sở
Cập nhật lúc Thứ Năm, ngày 8 tháng 8 năm 2024 - 14:11 (GMT+7)
Một số giải pháp nâng cao chất lượng Thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp

Theo Điều 75, Bộ luật Lao động năm 2019, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. TƯLĐTT bao gồm TƯLĐTT doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành, TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp và các TƯLĐTT khác.

     Nội dung TƯLĐTT không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Như vậy, TƯLĐTT chính là văn bản thỏa thuận giữa bên sử dụng lao động và tập thể người lao động, tại đó có quy định rõ về các điều kiện lao động mà hai bên đã cùng nhau thỏa thuận để đạt được một thống nhất chung. Trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp lao động xảy ra nhiều, làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên nên TƯLĐTT là văn bản pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối với tổ chức Công đoàn, TƯLĐTT là công cụ quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ người lao động. Xuất phát từ vai trò quan trọng của TƯLĐTT trong doanh nghiệp, trong nhiều năm qua, tổ chức Công đoàn nói chung và các cấp Công đoàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thương lượng, ký kết thực hiện TƯLĐTT tại doanh nghiệp. Tính đến nay, 100% doanh nghiệp nhà nước, 86,7% doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có tổ chức Công đoàn đã ký kết TƯLĐTT; 90% TƯLĐTT có nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật, trong đó có 38% số TƯLĐTT đạt loại A.  

        Tuy nhiên, cùng với kết quả đạt được, việc ký kết TƯLĐTT của các CĐCS vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Còn có TƯLĐTT thương lượng, ký kết chưa theo đúng trình tự, quy định của pháp luật lao động; còn hình thức, chưa đi vào thực chất, chưa có nhiều nội dung có lợi cho người lao động. Chất lượng các bản TƯLĐTT tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của người lao động. Nội dung có lợi cho người lao động về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn ít, chủ yếu vẫn tập trung vào các nội dung liên quan đến phúc lợi cho người lao động.

        Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên này, trước hết là do một số chủ doanh nghiệp và người lao động nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của TƯLĐTT tại doanh nghiệp. Một số cán bộ CĐCS chưa nắm vững quy định pháp luật, trình tự xây dựng, ký kết TƯLĐTT; chưa nắm chắc thông tin cụ thể của doanh nghiệp; kỹ năng đàm phán, đối thoại còn hạn chế. Cán bộ CĐCS kiêm nhiệm, phụ thuộc vào người sử dụng lao động nên hạn chế trong việc thương lượng để người lao động được thụ hưởng những quyền, lợi ích cao hơn hoặc không có trong quy định của pháp luật.

        Để xây dựng, ký kết được những bản TƯLĐTT có chất lượng tốt, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, các cấp công đoàn cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

        1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT trong doanh nghiệp.

        2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CĐCS. Thường xuyên tập huấn, hướng dẫn cán bộ CĐCS về nghiệp vụ, những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia thương lượng, đàm phán với doanh nghiệp trong xây dựng, ký kết TƯLĐTT. Tham khảo những bản TƯLĐTT chất lượng tốt để đề nghị người lao động thương lượng những điều khoản tích cực, phù hợp.

        3. Ban chấp hành CĐCS cần phải nâng cao vai trò, thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình khi được tập thể người lao động giao phó trong việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Làm tốt công tác chuẩn bị, thu thập và xử lý các loại thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp; thống nhất các mục tiêu cần đạt được của thỏa ước; liên hệ với các cơ quan chức năng, công đoàn cấp trên để tham khảo ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ khi cần thiết. Vận dụng các phương pháp, kỹ năng để thương lượng nhằm đạt mục đích thương lượng; tổ chức lấy ý kiến và tập hợp ý kiến đóng góp của người lao động nhằm hoàn thiện thỏa ước trước khi tiến hành ký kết. Tuyên truyền, phổ biến TƯLĐTT đến người lao động biết, tự giác thực hiện. Phối hợp với người sử dụng lao động kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện TƯLĐTT của các bên.

         4. Hằng năm, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước giám sát việc thực hiện pháp luật về lao động cũng như việc thực hiện thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT ở các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi tập thể và trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

      5. Chủ động đề xuất, yêu cầu để người sử dụng lao động thường xuyên có những thay đổi, bổ sung phù hợp thực tế vào thỏa ước. Định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng các TƯLĐTT. Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện việc thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT, biểu dương khen thưởng các CĐCS làm tốt; kịp thời kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện TƯLĐTT.

     6. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các CĐCS doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các hoạt động công đoàn để nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS. Thành lập các tổ tư vấn pháp luật về thương lượng, đối thoại, ký kết TƯLĐTT trong doanh nghiệp.     

Một số hình ảnh:     

Lanh đạo CĐCKCN tỉnh tham gia Lơp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương do Tổng Liên đoàn tổ chức

CĐ các Khu Công nghiệp tỉnh tập huấn cán bộ năm 2023

          Lãnh đạo Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh làm việc với Tổng Giam đốc Công ty TNHH MTV Seshin VN2

CĐCS Công ty TNHH Gang thép TQ trao giải thưởng cuộc thi  kiến thức về ATVSLĐ năm 2023

          Nguyễn Văn Quang,

Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh,

Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh. 


In
Về đầu
Hội thao Công nhân, viên chức, lao động huyện Na Hang năm 2025 thành công tốt đẹp - Ngày đăng: 13/05/2025
Liên đoàn Lao động tỉnh khai mạc Giải Bóng đá nam đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh Tuyên Quang năm 2025 - Ngày đăng: 12/05/2025
Ngày 09/5/2025, Đoàn khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với LĐLĐ tỉnh Tuyên Quang tổ chức khảo sát Khu di tích của Tổng Liên đoàn (thời kỳ 1952 - 1954) tại thôn Cầu, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương  - Ngày đăng: 12/05/2025
Liên đoàn Lao động huyện Yên Sơn tổ chức Hội thao Công nhân viên chức lao động huyện Yên Sơn năm 2025. - Ngày đăng: 29/04/2025
Công đoàn cơ sở Công ty TNHH J-Star Vina Tuyên Quang tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Ngày đăng: 29/04/2025
Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh tổ chức tổng kết, Bế mạc Giải bóng đá công nhân lao động năm 2025. - Ngày đăng: 28/04/2025
Hội thao Công nhân, viên chức, lao động thành phố Tuyên Quang năm 2025 - Ngày đăng: 28/04/2025
Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Giấy An Hòa tổ chức thành công Giải thể thao đoàn viên, công nhân lao động năm 2025  - Ngày đăng: 28/04/2025
Đoàn viên, công nhân viên chức lao động huyện Yên Sơn tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2025. - Ngày đăng: 22/04/2025
Đại hội Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Đồ chơi thú bông Lạc Nghi Việt Nam   - Ngày đăng: 18/04/2025

Tổng số: 1356 | Trang: 1 trên tổng số 136 trang  

Đang trực tuyến: 9 Lượt truy cập: 1.630.433