(NQVN) Ngày 09/11/2024, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng. Nghị định 147 có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024.
Nghị định 147 có một số nội dung mới như: quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới; xác thực tài khoản người dùng Internet; giám sát, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng, trong đó Nghị định cũng quy định rõ về yêu cầu lưu trữ, xác thực thông tin của người sử dụng mạng xã hội bằng số điện thoại di động hoặc số định danh cá nhân, bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin và chia sẻ thông tin.
Ngay sau khi Nghị định được ban hành và chuẩn bị co hiệu lực trong những ngày tới đây, trên các diễn đàn, trang mạng của các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí như “Việt tân”, RFA, HRW, VOA Tiếng Việt… đã ngay lập tức chia sẻ, đăng tải các bài viết xuyên tạc về việc ban hành Nghị định trên. Họ cho rằng “Nghị định 147 là thảm họa hoàn toàn cho quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của người Việt sử dụng mạng xã hội, đặc biệt khi nói bất kỳ điều gì có hơi hướng chỉ trích chính phủ”, “chiêu trò đàn áp tự do ngôn luận của chính quyền Việt Nam”…
Vậy nhưng thực tế đây là chiêu trò nhằm xuyên tạc về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Việc định danh các tài khoản mạng xã hội là điều vô cùng cấp thiết hiện nay để bảo đảm có một “hệ sinh thái” xanh trên môi trường mạng, không để các tài khoản mạng xã hội đăng tải các bài viết, video, hình ảnh có nội dung độc hại, đồi trụy, cổ súy bạo lực, dung tục trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, hoạt động vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Việc ban hành Nghị định 147 cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền con người, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam luôn được bảo đảm trên phương diện pháp luật theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và minh chứng trên thực tiễn.
Tính đến nay, ở nước ta có khoảng 78,44 triệu người sử dụng internet và 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội (73,3% dân số), thuộc tốp 20 thế giới. Và không chỉ Việt Nam, các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia phát triền cũng có quy định rất rõ về việc tự do ngôn luận phải nằm grong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh (Sưu tầm)