Diễn đàn Người lao động năm 2023
Đó là “Đổi mới công tác tập hợp, vận động người lao động vào tổ chức Công đoàn; nâng cao chất lượng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở”; “Đổi mới công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ)”; Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc”; “Nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức Công đoàn đảm bảo quyền lợi của người lao động”; “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn”; “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Công đoàn”; “Nâng cao chất lượng công tác nữ công; bảo vệ quyền lợi của lao động nữ và trẻ em; xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc”; “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”; “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại Công đoàn, phát huy vai trò Công đoàn ngành tham gia hội nhập quốc tế”; “Các giải pháp nắm chắc tình hình công nhân, ổn định quan hệ lao động, đảm bảo an ninh trong công nhân”.
Phiên chợ 0 đồng dành cho công nhân khó khăn tại KCX Hà Nội.
Các diễn đàn được tổ chức trước ngày Đại hội chính thức diễn ra nhằm sớm thu thập các ý kiến, đề xuất để tổng hợp, tiếp thu vào Văn kiện Đại hội và hình thành các giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Có thể nói, nhiệm kỳ 2018-2023 là một nhiệm kỳ có nhiều khó khăn, thử thách với Công đoàn Việt Nam khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột vũ trang giữa các quốc gia, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, đã ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến việc làm, thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn. Nhưng bằng ý chí quyết tâm, tinh thần sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, tổ chức hoạt động, Công đoàn Việt Nam đã nỗ lực đổi mới tư duy, tổ chức và phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả quan trọng, tập trung đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động; động viên đoàn viên, người lao động vượt qua khó khăn, thi đua lao động sản xuất, chia sẻ với doanh nghiệp,đồng hành cùng cả nước vượt qua đại dịch, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - UVBCHTW Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn trao quà cho công nhân khó khăn.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam đã triển khai đồng loạt biện pháp, cả trước mắt và lâu dài để san sẻ khó khăn cùng người lao động. Chỉ riêng các gói hỗ trợ công nhân, người lao động bị dịch bệnh Covid - 19 là gần 6.000 tỷ đồng với hơn 10 triệu lượt người thụ hưởng; hỗ trợ cho gần 82.000 đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng đến hết năm 2023 và dự kiến sẽ có hơn 90 nghìn đoàn viên, người lao động tiếp tục được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ với tổng số tiền ước khoảng 145 tỷ đồng. Chương trình “Mái ấm Công đoàn” giúp gần 14 nghìn người lao động được xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hỗ trợ hơn 500 tỉ đồng…
Việc tổ chức các Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân hằng năm, Diễn đàn Người lao động năm 2023 do Chủ tịch Quốc hội chủ trì, đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân viên chức, lao động, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động đối thoại với đoàn viên, người lao động đã tạo hiệu ứng tốt, là kênh quan trọng thúc đẩy hoàn thiện chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và công đoàn. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam; tích cực nghiên cứu, tham gia đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về phát triển nhà ở dành cho công nhân, lao động. Kết quả là, ngay trước thềm Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi, trong đó quy định Tổng liên đoàn là cơ quan chủ quản đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê để bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Người lao động năm 2023.
Công đoàn đã tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án cho 12.369 người, hỗ trợ, trong đó tham gia tố tụng bảo vệ tại tòa án cho 7.705 người lao động; đại diện người lao động khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân cho 4.664 người, giúp người lao động nhận lại hoặc được bồi thường hơn 64 tỷ đồng; ký mới 15.832 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật, nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể đã ký kết và thực hiện lên 28.876 bản. Đặc biệt, khi các cuộc ngừng việc tập thể xảy ra tại một số doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn đều nhanh chóng vào cuộc, kiến nghị chính quyền địa phương hay tổ chức các đoàn liên nghành vào cuộc, thương lượng với doanh nghiệp; đối thoại với người lao động để nhanh chóng giải quyết bức xúc, sớm đưa doanh nghiệp và người lao động tìm tiếng nói chung, trở lại sản xuất.
Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước, trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn đã đưa ra nhiều quan điểm phiến diện, quy chụp đối với hệ thống Công đoàn của Việt Nam.Những luận điệu này nhằm mục đích xuyên tạc, phủ nhận hay hạ thấp vai trò của công đoàn, mưu đồ cổ súy cho cái gọi là “công đoàn độc lập” nhằm hình thành một tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực tiễn và lý luận cách mạng đều cho thấy cơ sở vững chắc khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của tổ chức công đoàn; mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời, cùng phát triển giữa giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vị trí của tổ chức Công đoàn Việt Nam đã được hiến định và pháp định; những thành tựu và kết quả đạt được đã khẳng định tổ chức Công đoàn Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình vì người lao động, thực hiện mục tiêu, chính sách chung của Đảng, Nhà nước không ngừng phát triển toàn diện giai cấp công nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực tiễn./.
Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh (Sưu tầm)